Làm Nông XanhLàm Nông XanhLàm Nông Xanh
  • Trang chủ
  • Cây ăn quả
    Cây ăn quả
    Xem nhiều hơn
    Mới nhất
    Chuối xanh là một loại cây trồng phổ biến ở khu vực nhiệt đới
    Một số bệnh sâu hại trên cây chuối
    18/01/2022
    Làm Nông Xanh
    Bệnh chùn đọt phổ biến trên cây chuối
    18/01/2022
    Các lưu ý quan trọng khi chuẩn bị trồng chuối
    18/01/2022
    Tin mới nhất
    Những điều cần lưu ý khi trồng cây có múi
    09/07/2023
    Kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà kính
    02/08/2023
    Kỹ thuật canh tác cây có múi
    03/12/2021
    Cách trồng cam sành đạt năng suất cao
    18/01/2022
  • Hoa & Kiểng lá
    Hoa & Kiểng lá
    Xem nhiều hơn
    Mới nhất
    Kỹ thuật trồng và chăm sóc Lan Hồ Điệp
    18/01/2022
    Nguyên tắc của ánh sáng – Hiểu những điều cơ bản để trồng lan tốt hơn
    Được tài trợ bởi Làm Nông Xanh Làm Nông Xanh
    4
    Kỹ thuật trồng và chăm sóc Địa lan
    03/08/2023
    Tin mới nhất
    Cách trồng và chăm sóc Trầu Bà Khuyết (Mini Monstera)
    22/09/2023
    Cách trồng và chăm sóc cây Môn Quan Âm
    19/09/2023
    Cách trồng và chăm sóc cây Đuôi Công
    12/09/2023
    Cách trồng và chăm sóc hoa Anh Thảo
    11/09/2023
  • Làm vườn
    Làm vườn
    Xem nhiều hơn
    Mới nhất
    Các khái niệm cơ bản về cây trồng chuyển gen
    18/01/2022
    Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ớt
    02/08/2023
    Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cà tím
    02/08/2023
    Tin mới nhất
    Nguyên tắc của ánh sáng – Hiểu những điều cơ bản để trồng lan tốt hơn
    Được tài trợ bởi Làm Nông Xanh Làm Nông Xanh
    Kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà kính
    02/08/2023
    Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc đậu cove, đậu đũa
    02/08/2023
    Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cà tím
    02/08/2023
  • Thêm
    • Cây ăn quả
    • Chăn nuôi
    • Dinh dưỡng cây trồng
    • Hoa và kiểng lá
    • Nông nghiệp đô thị
      • Chăm sóc vườn
      • Kỹ thuật thiết kế
    • Rau củ quả
    • Thủy hải sản
Search
  • Cây ăn quả
  • Chăn nuôi
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Hoa và kiểng lá
  • Nông nghiệp đô thị
  • Chăm sóc vườn
    • Kỹ thuật thiết kế
  • Rau củ quả
  • Thủy hải sản
  • Giới thiệu
  • Chính sách
  • Điều khoản
  • Danh mục
  • Liên hệ
  • RSS

@2021-2023 bởi Làm Nông Xanh | Trang web được phát triển bởi Trần Đến và Chương trình Xanh.

Đăng ký
Thông báo Xem nhiều hơn
Aa
Aa
Làm Nông XanhLàm Nông Xanh
  • Trang chủ
  • Cây ăn quả
  • Chăn nuôi
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Hoa và kiểng lá
  • Nông nghiệp đô thị
  • Chăm sóc vườn
  • Kỹ thuật thiết kế
  • Rau củ quả
  • Thủy hải sản
  • Làm vườn
  • Blog
  • Giới thiệu
  • Danh sách đọc
  • RSS
  • Liên hệ
Search
  • Trang chủ
  • Cây ăn quả
  • Chăn nuôi
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Hoa và kiểng lá
  • Nông nghiệp đô thị
  • Chăm sóc vườn
  • Kỹ thuật thiết kế
  • Rau củ quả
  • Thủy hải sản
  • Làm vườn
  • Blog
  • Giới thiệu
    • Danh mục
    • Chính sách bảo mật
    • Điều khoản quy định
  • Danh sách đọc
  • RSS
  • Liên hệ
Bạn đã có tài khoản? Đăng ký
Theo dõi

@2021-2023 bởi Làm Nông Xanh | Trang web được phát triển bởi Trần Đến và Chương trình Xanh.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cải ngọt và cải xanh
Rau củ quả

Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cải ngọt và cải xanh

Trần Văn Đến
Cập nhật mới nhất: 14/11/2021
Trần Văn Đến
Chia sẻ
8 phút đọc
Chia sẻ

Cải ngọt, cải xanh là rau ngắn ngày có thể trồng quanh năm, không cần vốn nhiều mà tiêu thụ dễ dàng.

Nội dung
Thời vụ trồngChuẩn bị đấtGiốngMật độ trồngBón phân

Tuy nhiên, cải ngọt, cải xanh có nhiều sâu bệnh hại khó trừ. Hơn nữa, trong canh tác do tập quán nông dân thường hòa phân đạm dưới dạng urê tưới nhiều lần để cây sinh trưởng nhanh. Đó chính là nguyên nhân khiến dư lượng thuốc trừ sâu và dư lượng nitrat trong sản phẩm thường cao ở 2 chủng loại rau này và có thể dẫn đến tình trạng gây ngộ độc cho người tiêu dùng.

Để khắc phục tình trạng trên trong quá trình canh tác nhất thiết phải theo quy trình sản xuất

KỸ THUẬT CANH TÁC:

Thời vụ trồng

Cải ngọt, cải xanh có thể trồng được quanh năm. Thông thường vụ Đông – Xuân thì cho năng suất cao. Mùa mưa khó trồng do điều kiện thời tiết và thường bị nhiều sâu hại nhưng lại bán được giá cao hơn.

Chuẩn bị đất

Cải ngọt, cải xanh được trồng trên nhiều loại đất khác nhau, miễn là tưới tiêu tốt. Đất trồng phải được chuẩn bị kỹ, cần làm sạch cỏ dại cùng các tàn dư cây trồng vụ trước, cày phơi ải khoảng 3 – 5 ngày, trước khi lên liếp. Kết hợp với cày phơi đất bón 100kg vôi bột/1.000m2.

Sau khi cày phơi ải đất được lên liếp, liếp có bề mặt rộng 0,8 – 1m, nếu mùa khô vét rãnh sâu 5 – 7cm; mùa mưa lên liếp cao 20cm.

Giống

Hiện nay, ngoài giống địa phương, có thể sử dụng một số giống của các công ty là các giống lai hoặc nhập của các nước có năng suất chất lượng khá tốt và chống chịu sâu bệnh.

+ Hạt giống cần xử lý nước ấm (2 sôi 3 lạnh) trước khi gieo và xử lý bằng các loại thuốc trị bệnh khác như: Appencard Super 50FL với lượng dùng 2 -3cc/1 lít nước trong 3 – 4 giờ sau đó vớt ra để ráo nước ủ ấm 1 đêm rồi đem gieo.

+ Sau khi gieo, cần rải lớp đất mỏng phủ hạt và rắc thuốc trừ côn trùng hại như: kiến, bọ nhảy… đồng thời phủ lớp rơm mỏng chống mưa và giữ ẩm trong mùa khô. Sau khi gieo khoảng 15 – 17 ngày tuổi, nhổ cây con đem trồng hoặc tỉa thưa. Trước khi nhổ trồng tưới phân DAP pha loãng 30g/10lít nước để khi trồng cây mau bén rễ. Cần để khô một ngày trước khi nhổ.

+ Chúng ta có thể dùng các loại khay 108 đến 126 lổ để gieo ươm cây con đem trồng nhằm rút ngắn thời gian cũng như tiết kiệm hạt giống…

Mật độ trồng

Để trồng với diện tích 1.000m2 thì lượng hạt giống cần từ 20 – 60g; nếu gieo trực tiếp từng hàng rồi tỉa dần cần 40g hạt giống; còn nếu gieo vãi thì cần 60g hạt giống.

Trồng khoảng cách 10 x 15cm, trồng 1 cây để ruộng thông thoáng, hạn chế sâu bệnh hại.

Bón phân

Lượng phân bón cho 1.000m2 :

Phân chuồng hoai: 1,5 – 2 tấn, nếu dùng phân hữu cơ của các nhà máy lượng bón từ 250 – 300kg

  • Urê: 5 – 7 kg.
  • Super lân: 12 – 15kg
  • Kali: 3 -5kg

Chia làm các lần bón như sau:

+ Bón lót: Toàn bộ phân chuồng hoai mục + toàn bộ phân Super lân + 50% lượng phân đạm và Kali. Phân được bón vào đất và trộn đều sau đó tưới ẩm và trồng cây.

+ Bón thúc: Sau trồng 5 – 7 ngày cây bắt đầu hồi xanh và là thời kỳ cây phát triển, thân lá mạnh cần bón thúc lượng phân còn lại, Phân được rải giữa hàng, xới nhẹ cho thoáng kết hợp với lấp phân. Sau khi bón phân cần tưới nhẹ để rửa phân còn dính trên lá phòng cháy lá.

Phòng trừ dịch hại

Bộ thuốc có thể sử dụng trừ sâu bệnh cho cây cải ngọt, cải xanh cần thiên về các thuốc ít độc và thời gian cách ly ngắn.

Có 3 nhóm thuốc trừ sâu và 1 nhóm thuốc trừ bệnh ít độc và thời gian cách ly ngắn, có thể sử dụng phun xịt cho cây cải xanh, cải ngọt như sau:

Nhóm thứ 1: Nhóm thuốc trừ sâu thời gian cách ly 14 – 15 ngày: Basudin 10H, Basudin 50EC, Cyperan 25EC, Forsan 50EC, Forwathion 50EC, Polytrin P440ND.

Nhóm thứ 2: Nhóm thuốc trừ sâu thời gian cách ly 7 – 10 ngày: Peran 50EC, Alphan 5EC, Match 50ND, Bassan 50ND.

Nhóm thứ 3: Nhóm thuốc trừ sâu thời gian cách ly dưới 5 ngày: Forvin 85WP, Vertimex 1,8ND, Succes 25SC, Actara 25WG, các thuốc điều hòa tăng trưởng và vi sinh.

Nhóm thuốc trừ bệnh: Bao gồm: Appencard super 50FL, Appencard super
75DF, Carban 50SC, Score 250ND, Topan 70WP, Validan 3DD – 5DD, Zinacol 80WP, Zineb Bul 80WP, Manzat 200 80WP.

Phòng trị:

+ Bọ nhảy vàng (Phyllotetra striolata):

Sâu non bọ nhảy sống ở rễ, cần rải Basudin 10H với lượng 3kg/1.000m2 ngay khi trồng. Trong vòng 10 ngày sau trồng nếu bọ nhảy xuất hiện có thể sử dụng thuốc Polytrin P440ND, Forwathion 50EC, Cyperan 25EC hoặc Alphan 50EC.

Thời gian sau nếu bọ nhảy xuất hiện nhiều có thể sử dụng thuốc Alphan 50EC, Match 50ND, Peran 5EC hoặc Alphan 50EC. Nếu 5 ngày trước thu hoạch mà vẫn bị bọ nhảy phá có thể sử dụng các thuốc Forvin 85WP, Vertimex 1,8EC và Success 25SC.

+ Sâu ăn tạp:

Thường xuyên thăm đồng nếu thấy ổ trứng sâu ăn tạp phải thu gom tiêu hủy. Nếu phát hiện sớm sâu non mới nở còn chưa phân tán thì có thể dùng các thuốc: Cyperan 25EC, Peran 5EC, hoặc Alphan 50EC để trừ.

Nếu trước thu hoạch chừng 4 – 5 ngày sâu ăn tạp phát triển nhiều có thể dùng một trong các thuốc sau: Forvin 85WP, Vertimex 1,8EC và Success 25SC.

+ Bệnh chết cây con (Pythium sp, Rhizoctonia solani):

Nếu thấy bệnh xuất hiện nhiều trên vườn ươm cần phòng trừ trước khi nhổ cấy ra ruộng bằng các thuốc Validan 3DD – 5DD, Carban 50SC, Topan 70WP, Score 250ND.

+ Bệnh thối bẹ (Sclerotium sp):

Sử dụng thuốc Carban 50SC, Score 250ND, Topan 70WP để trừ.

TỪ KHÓA: Cải ngọt, cải xanh
Trần Văn Đến 14/11/2021 14/11/2021
Chia sẻ bài viết này
Facebook Twitter Sao chép đường dẫn In ra
Viết bởi Trần Văn Đến
Theo dõi:
Mình là một người trẻ yêu thích nông nghiệp xanh. Ước mơ xây dựng một thứ gì đó cho nông nghiệp hữu cơ trong tươi lai. Thích làm nông và thử thách bản thân với những điều mới mẻ.
Bài báo trước Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc rau muống nước
Bài tiếp theo Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc rau mồng tơi

Tìm kiếm nhanh

Cập nhật

Trầu bà Khuyết (Monstera Mini) là cây dây leo trồng tuyệt đẹp
Cách trồng và chăm sóc Trầu Bà Khuyết (Mini Monstera)
Hoa và kiểng lá 22/09/2023
Cách trồng và chăm sóc cây Môn Quan Âm
Cẩm nang nông nghiệp Hoa và kiểng lá 19/09/2023
Calathea orbifolia
Cách trồng và chăm sóc cây Đuôi Công
Hoa và kiểng lá 12/09/2023
Cách trồng và chăm sóc hoa Anh Thảo
Hoa và kiểng lá 11/09/2023

Chuyên mục

  • Cẩm nang nông nghiệp3
  • Cây ăn quả8
  • Chăm sóc vườn1
  • Hoa và kiểng lá8
  • Kỹ thuật thiết kế1
  • Làm vườn6
  • Rau củ quả15
Làm Nông XanhLàm Nông Xanh
Theo dõi

@2021-2023 bởi Làm Nông Xanh | Trang web được phát triển bởi Trần Đến và Chương trình Xanh.

Quên mật khẩu?