Bưởi da xanh là loại cây ăn quả thơm ngon, giàu giá trị dinh dưỡng và mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân. Hiện nay ở nước ta diện tích bưởi da xanh không nhiều, ở phía nam tập trung ở các tỉnh thành : Bến Tre, Bình Phước, Đồng Nai, Đăk Lăk. Cùng tìm hiểu bài viết quy trình trồng và chăm sóc bưởi da xanh dưới đây để đạt được năng suất cao nhé!
Giới thiệu chung
Bưởi da xanh có tên khoa học là Citrus maxima L.Giống bưởi này lần đầu tiên được trồng tại xã Thanh Tân, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre. Với điệu kiện khí hậu, đất trồng thích hợp bưởi da xanh dần trở thành loại cây chủ lực tại nơi đây, sau đó được trồng ở các tỉnh thành khác.
Cây thích hợp với nhiệt độ 25-33oC. Ánh sáng: 10.000-15.000 Lux (nắng lúc 8-9 giờ sáng hoặc 2-4 giờ chiều). Về nước tưới: Cây cần nước nhưng không chịu ngập úng. cây thích hợp trồng trên tầng canh tác 0,6-0,7m, tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt. Độ ẩm đất thích hợp từ 70-80%. pH thích hợp từ 5,5-7
Chăm sóc giai đoạn cây con (1-3 năm)
Bưởi da xanh thích hợp trồng vào đầu mùa mưa tháng 5-7. Khi trồng ưu tiên lựa chọn hướng trồng vuông góc với hướng Đông Tây để cây nhận được đầy đủ ánh sáng.
Ở các tỉnh miền tây thường đào mương thoát nước do đặc điểm địa hình khu vực. Ở 2-3 hàng bưởi sẽ có 1 mương thoát nước. Đào mương lớn xung quanh vườn để thoát nước (rộng 2-3m, sâu 1-1.5m). Mương nội đồng rộng 0.5-3m, sâu 1-1.2m
Mật độ và khoảng cách trồng: Trồng theo nguyên tắc đất giàu dinh dưỡng trồng thưa, đất nghèo trồng dày. Khoảng cách hợp lí trồng bưởi da xanh là 5x4m
Chuẩn bị cây giống: Khi chuẩn bị cây giống, nên chọn những giống trồng rõ nguồn gốc xuất xứ để tránh việc cây đã bị nhiệm bệnh (héo xanh, tristeza).
Chuẩn bị đất trồng: Chuẩn bị hố trồng trước 4 tuần, kích thước hố 60x60x50 cm (dài x rộng x sâu). Bón lót trước khi trồng các loại phân bón: 5-10kg Phân hữu cơ + 1-1,5 kg supe lân + 0,5 kg vôi + 200-300g NPK16-16-8 + 50g thuốc regent. Trộn đều với lớp đất mặt sau đó cho toàn bộ hỗn hợp vào hố. Lấp đất đầy hố, cắm cọc đánh dấu để trồng cây sau đó.
Các giai đoạn bón phân cho cây con từ 1-3 năm tuổi, chia lượng phân bón ra 6 đợt/năm, chu kì 2 tháng/lần
- Cây 1 năm tuổi: 1 tháng sau trồng hòa phân để tưới: NPK 30-10-10 2-4 kg/200L nước. Tưới 1-2L dung dịch/cây.
- Cây 2, 3 năm tuổi, đào rãnh nhỏ xung quanh tán cây, cho phân vào rãnh
Tỉa cảnh tạo tán: Tỉa bỏ các cành dưới 40-50 cm, tiến hành 1-2 tháng/lần. Tạo cành cấp 1, cấp 2 và cấp 3 cho cây, sau 3 năm sẽ hoàn thành quá trình tạo tán. Tỉa bỏ các cành bị sâu bệnh gây hại nặng, cành bị chết, cành ốm yếu, cành mọc đan chéo nhau, cành mọc quá dài, cành vượt, cành rũ sát mặt đất. Trong qua trình tỉa cành cần lưu ý khử trùng dụng cụ trước khi tiến hành.
Trong giai đoạn này sâu bệnh hại chủ yếu là sâu vẽ bùa. Sâu đục thành những đường ngoằn ngoèo trên lá, làm giảm khả năng quang hợp, cây phát triển kém sẽ tạo điều kiện cho bệnh loét và ghẻ xâm nhập. Chủ động phun thuốc BVTV để phòng trừ, ngăn ngừa sâu vẽ bùa phát triển.
Chăm sóc giai đoạn tạo mầm
Bưởi da xanh không cần xử lí tạo mầm ra hoa.Tuy nhiên để ra hoa tập trun có 2 cách tạo mầm được sử dụng phổ biến là: xiết nước và lãi lá
Tạo mầm bằng cách xiết nước
Từ năm thứ 3, khi cây đã cứng cáp bắt đầu nuôi hoa, nuôi quả vào tháng 3-4 tiến hành tạo mầm hoa (thu hoạch trái vào dip tết nguyên đán).Tiến hành thực hiện các bước sau:
- Dọn vườn tạo khô hạn, khống chế mực nước trong mương ở mức thấp.
- Phân bón đối với cây chưa mang trái sử dụng 2-3 kg lân và 300-500g Kali. Tưới nước 3-5 ngày/lần, 3 lần. Đối với cây đã mang trái sử dụng 500g NPK 16-16-16
- Ngừng tưới nước, xiết nước tạo khô hạn kéo dài từ 12-15 ngày
- Có thể sử dụng kết hợp các loại phân bón lá có hàm lượng lân cao. Phun từ trong thân ra mặt dưới lá già
- Khi cây đã phân hóa mầm hoa tiến hành đưa nước vào mương, mực nước cách mặt liếp 10-20 cm. Giữ nước 4-5 tiếng, rồi rút nước ra
- 2 ngày tiếp theo tăng lượng nước lên từ từ
- Sau khi cây đã phân hóa mầm hoa sử dụng phân gốc 200-300g NPK 30-10-10, có thể sử dụng kết hợp với các loại phân bón lá có nguyên tố Bo, Ca để tăng tỉ lệ đậu quả.
Tạo mầm bằng cách lãi lá
Tiến hành các bước sau
- Dọn vườn, tạo độ thông thoáng
- Bón phân Lân 2-4 Kg/cây. 7-10 ngày sau phun phân bón lá có hàm lượng lân cao chu kì 7 ngày/lần.
- Tuốt lá (lãi lá) khi toàn bộ lá trên cây già và không có tược non xuất hiện thì tiến hành lặt bỏ lá trên cành mang trái (cành này thường mọc ở chảng 2, chảng 3 của cây, nếu không lãi lá thì cành này cũng sẽ mang trái sau đó nhưng muộn hơn). Bắt đầu lãi lá từ cành mang trái ở vị trí gần mặt đất trước sau đó tiến dần lên cành cao.
sâu bệnh hại
Giai đoạn này cây rất dễ bị bọ trĩ tấn công. Chúng chích hút hoa, ảnh hưởng đến khả năng thụ phấn, gây rụng hoa, nếu quả có hình thành thì làm quả méo mó, vỏ quả sần sùi. Cần phun phòng loại nàytừ sớm, nếu bọ trĩ xuất hiên dùng nước tưới phun lên tán cây có thể hạn chế mật độ bọ trĩ. Khi hoa vừa rụng cánh và khi thấy có triệu chứng đầu tiên trên trái non, tiến hành phun các loại thuốc như: Abamectin (Vertimec 1.8 EC 8ml/8L)), Imidacloprid (Confidor 8ml/8L) , SK Enpray 98.8EC (80ml/20L)
Chăm sóc giai đoạn làm bông
Trong thời gian làm bông bưởi da xanh không ngắt nước hoàn toàn, vẫn duy trì tưới nước đủ ẩm. Giai đoạn này không sử dụng các loại phân bón gốc, để tránh xảy ra tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng (cây sẽ đi đọt non và gây rụng bông). Nên sử dụng các loại phân bón lá (trước và sau khi xổ nhụy) trung vi lượng (Ca, Bo) để tăng khả năng thụ phấn, chống rụng hoa.
Chú ý phòng trừ bọ trĩ, bọ xít muỗi trong giai đoạn này..
Chăm sóc giai đoạn nuôi trái và thu hoạch
Bưởi da xanh có thời gian nuôi trái khá dà từ 7 -7,5 tháng. Cần chú ý chăm sóc kĩ giai đoạn này, để cây đạt được năng suất cao.
Tỉa trái: Trên mỗi chùm trái chỉ nên giữ lại tối đa là 02 trái, tốt nhất là 01 trái. Các trái bưởi đậu trong thời gian cây còn nhỏ cũng cần được tỉa bỏ.
Trái từ tháng thứ 1-4 trong giai đoạn tạo hình dạng và kích thước. Sử dụng phân bón NPK 20-20-15 500g/ 50 gốc, chu kì 1 tháng/lần, kết hợp với phân hữu cơ: 5-10 Kg/gốc, chu kì 2-3 tháng/lần
Trái từ tháng thứ 5-7 trong giai đoạn tạo ruột trái, phẩm chất (độ ngọt, màu sắc, độ mọng nước). Sử dụng hân hữu cơ 5- 10kg/gốc,chu kì 2-3 tháng/lần. NPK 20-20-15 500g/ 50 gốc, chu kì 1 tháng/lần 15 ngày trước khi thu hoạch: KNO3 (100 g/gốc); Ca(NO3)2 (200 g/gốc).
Các vấn đề thường gặp phải khi nuôi trái
Sượng múi: Nguyên nhân chủ yếu do rễ yếu, không hút được chất dinh dưỡng, Cây thiếu nguyên tố Ca. Lúc này cần bổ sung Ca(NO3)2
Ruột không lên màu: Nguyên nhân chính lá do thổ nhưỡng, giống trồng kém chất lượng, cây thiếu nguyên tố Fe và các chất trung lượng.
Trái không ngọt, vị chua, đắng do thiếu Kali, hoặc dư thừa Kali, thừa đạm hoặc thừa lân hoặc do khi thời tiết mưa nhiều và tưới nước quá nhiều.
Nứt trái do thiếu Ca, thời tiết thay đổi đột ngột hoặc do lạm dụng chất kích thích tăng trưởng.
Sâu bệnh hại
Nhóm nhện (Nhện đỏ và nhện vàng) chúng gây hại trên lá và quả, ăn lớp biểu bì tạo thành những chấm nhỏ li ti. Trên trái tập trung ở cuống trái, đáy và trong các phần lõm của trái. Khi trái còn non, nhện chích và hút dịch ở lớp biểu bì làm vỡ túi tinh dầu trên vỏ trái, tạo nên những đốm sần sùi “da lu, da cám”. Có thể phòng trừ bằng cách phun nước mạnh lên tán cây, dùng thuốcBVTV để phòng trừ: Bacillus thuringiensis var. Kurstaki+ Abamectin (Kuraba WP 10g/10L), abamectin Abapro 1.8 EC (18ml/20L) , Comite 73 EC + Dầu khoáng SK ENSPRAY 99 EC (80ml/20L)
Rầy chổng cánh thường tấn công ở chồi và lá non, chích hút nhựa cây làm lá bị quăn, ngừng sinh trưởng. Dịch tiết ra chứa đường làm nấm bồ hóng phát triển. Đây chính là môi giới truyền bệnh greening (vàng lá gân xanh). Có thẻ trồng cây chắn gió hạn chế xâm nhiễm của rầy, không trồng cây cùng họ (chanh, cam,…). Dùng bẫy màu vàng để theo dõi mật số rầy, phun trừ bằng Dầu khoáng DS 98.8 EC (80ml/20L), TAISIEU 1.9EC (10ml/20L)
Bệnh Greening (vàng lá gân xanh) Đây là loại bệnh hại nguy hại trên bưởi, cây mắc bệnh dễ làm lây lan sáng các cây khác, giảm năng suất và chưa có thuốc đặc trị bệnh này. Cây bị bệnh làm quả nhỏ, biến dạng, tâm quả bị lệch, múi bị khô sượng, tép có vị đắng, hạt thui lép không phát triển. Giống triệu chứng thiếu Zn. Rễ cây nhiễm bệnh, bị thoái hóa. Cần phòng bệnh từ khi trồng, sử dụng giống trồng sạch bệnh, quản lí phòng trừ rầy chổng cánh (môi giới truyền bệnh), trồng cây chắn gió để ngăn chặn rầy từ nơi khác đến.
Rầy mềm hích hút nhựa là và cành non làm lá bị cong và biến dạng. Phân rầy chứa đường thu hút nấm đen đến đóng trên thân cây giảm khả năng quang hợp của cây. Đây là tác nhân truyền bệnh Tristeza trên bưởi. khi rầy mềm xuất hiện dùng vòi phun áp lực mạnh phun trực tiếp lên chồi có rệp. Bảo vệ thiên địch: Bọ rùa, ong ký sinh (Đây là những loài tấn công rầy mềm). Nếu mật số rầy quá cao sử dụng Thuốc Kuraba WG (10g/10L), Emamectin benzoate Proclaim 1.9EC (16ml/16L)
Bệnh Tristeza (bệnh tàn lụi) đây là bệnh do virus tristeza gây ra làm hỏng mạch dẫn của cây. Thân cây lùn, còi cọc, phát triển kém, lá hơi vàng ở rìa lá và nhỏ, cây bị bệnh sớm tàn lụi. Giống như Greening đây cũng là loại bệnh nguy hiểm chưa có thuốc đặc trị. Cần phòng trừ từ khi trồng, dử dụng giống sạch bệnh, sử dụng gốc ghép có khả năng kháng bệnh và quản lí rầy mềm.
Bệnh loét, sẹo do vi khuẩn gây ra, gây hại tất cả các bộ phận của cây trên mặt đất (thân, cành,lá, qủa). Vết bệnh không ăn sâu vào trong múi, làm phẩm chất giảm. Phòng trừ bằng cách :
- Cắt tỉa, vệ sinh vườn, quả bị bệnh đem tiêu hủy.
- Tưới đủ nước
- Tăng cường bón phân Kali cho vườn cây đang bị bệnh.
- Phun phòng bệnh lúc mới ra chồi non
- Thuốc KASURAN 50 WP (8g/8L), ISACOP 65.2WG (900g/200L)
Sâu đục trái Tấn công từ tháng thứ 2-6 của bưởi da xanh. Trên cùng 1 trái có nhiều hang, mỗi hang có 1 sâu non cư ngụ và gây hại. Trái bị tấn công sau một thời gian sẽ rụng. Phòng trừ:
- Sau thu hoạch, thu gom toàn bộ trái bị nhiễm sâu đi tiêu hủy
- Cắt tỉa cành, bón phân
- 10% số trái bị sâu đục trái, phun thuốc SK ENSPRAY 99EC (80ml/20L)
Ruồi đục quả để trứng vào nơi tiếp giáp vỏ quả và thịt quả. Dòi ăn thịt quả, càng lớn càng ăn sâu vào phía trongĐẫy sức chúng rời khỏi quả, rơi xuống đất chui vào đất ở dưới tán cây để hóa nhộng.Phòng trừ:.
- Tiêu hủy toàn bộ quả rụng trong vườn
- Bao quả không cho ruồi để trứng
- Sử dụng bẫy dinh màu vàng
- Dùng pheromon bẫy ruồi đực
- Dùng thuốc Vizubon D (1-2ml), Acdruoivang 900 OL (16ml/16L)
Bệnh thối gốc, chảy nhựa Do nấm Phytopthora sp. gây ra. Bệnh bệnh phát triển nhanh trên ngọn thân, thân chính và rễ cái Biểu hiện: Lá vàng, rễ thối hỏng, ít rễ, rễ ngắn, vỏ rễ thối bị tuột ra khỏi rễ, nhất là các rễ con.Phòng trừ:
- Đất trồng thoát nước tốt, không tủ sát gốc vào mùa mưa.
- Hạn chế tối đa tổn thương gốc và vùng rễ cây.
- Vết bệnh nhũn nước, cạo sạch pha đậm đặc và quét thuốc Ridomil Gold 68WG hoặc Aliette 800WG 2-3 lần, cách 7-10 ngày/lần.
- Quét vôi vào gốc cây cuối mùa nắng và đầu mùa mưa
- Khi hệ thống rễ bị bệnh, cắt cỏ, tưới thuốc Ridomil gold 68WG (500g/100L) hoặc Agriphos 640 (500ml/100L) và Trico DHCT (4-8kg/1.000m2
- Tăng cường sử dụng phân hữu cơ: Organic life (2-3 kg/gốc), Supe Humic Fulvic (1kg/800L)
Thu hoạch
Thời điểm thu hoạch bưởi là khi túi tinh dầu nở to, vỏ căng và màu vỏ trái vẫn còn xanh, đáy quả hơi lõm, ấn hơi mềm, quả nặng. Không nên thu hoạch quả sau cơn mưa hoặc có sương mù. Neo quả: 15-30 ngày. sử dụng phân bón có hàm lượng N cao hoặc progibb,…
Chăm sóc sau thu hoạch
Dọn vườn, Cắt tỉa cành già, khô. Quét vôi dưới gốc kết, Sử dụng phân bón gốc để cây phục hồi sau thời gian mang trái dài. Bón phân Hữu cơ: 5-10 kg , Vô cơ: NPK 30-10-10 500g/gốc. Kết hợp quản lí sâu, rầy và phòng bệnh thối thân, chảy nhựa.