GIỚI THIỆU CHUNG
Cây có múi hay còn gọi là cây họ cam quýt (Citrus sp.) là một họ cây ăn quả lớn.
Ba chi cam quýt chính:
- Cam ba lá (Poncitrus trifoliata (L.) Raf.): Loài này có khả năng chịu lạnh giỏi nên thường được dùng làm gốc ghép ở các vùng lạnh.
- Quất (Fortunella ): Có 6 loài có nguồn gốc Trung Quốc và Nhật Bản. Chủ yếu dùng làm kiểng và dùng để lai tạo giống.
- Cam, quýt, chanh, bưởi (Citrus ): Bao gồm phần lớn các loại cam quýt trồng trọt hiện nay. Các loài trong nhóm này thực chất là các loài tự nhiên hay nhân tạo có nguồn gốc từ 3 loài nguyên thủy đó là bưởi ta (Citrus grandis (L.) Osbeck), thanh yên (Citrus medica L.) và quýt (Citrus reticulata Blanco).
Một số giống cam quýt thương mại:
Cam ngọt (Citrus sinensis (L.) Osbeck):
- Cam navel: Không hạt, thích ứng vùng sinh thái hẹp, năng suất thấp.
- Cam ruột đỏ: Là giống cam ăn tươi chủ lực của vùng Địa Trung Hải. Cả thịt lẫn vỏ quả có màu từ đỏ đến đỏ đậm như màu gấc.
- Cam thường (ruột vàng): chia 2 loại là loại không hạt (Hamlin, Valencia …) và loại có nhiều hạt (cam mật, cam dây, cam soàn, cam xã Đoài …)
Quýt (Citrus reticulata Blanco):
- Quýt thường: quýt ta, quýt đường, quýt hồng, quýt Lý Nhân, quýt Hương Cần, quýt xiêm …. Quả có dạng gần tròn như quýt đường và dạng tròn dẹp như quýt hồng Lai
- Các biến chủng của quýt: cam sành, sảnh, cam canh, cam giàng, quýt tiều.
Chanh:
- Chanh ta (Citrus aurantifolia (Christm.) Swing): chanh giấy, chanh núm, chanh không hạt …
- Chanh tây (Citrus limon (L.) Burm. )
Bưởi:
- Bưởi chùm (Citrus paradisi ): Quả nhỏ hơn bưởi ta nhưng lớn hơn cam, nước nhiều, vỏ mỏng, múi khó tách rời.
- Bưởi ta (Citrus grandis (L.) Osbeck): Ở miền Bắc có bưởi Hương Sơn, Khúc Trạch; ở Huế có thanh trà; ở miền Tây Nam Bộ có bưởi Năm Roi, Thanh Kiều, bưởi da xanh Bến Tre …; ở Đồng Nai và Bình Dương có nhiều giống như bưởi lông, bưởi ổi, thanh trà, đường da láng …
NHU CẦU SINH THÁI
- Nhiệt độ: Cây có múi có thể sống và phát triển được trong khoảng nhiệt độ 13-38oC, thích hợp nhất là 23-29oC, dưới 13oC cây ngừng sinh trưởng, dưới âm 5oC cây sẽ bị chết, trên 30oC cây quang hợp giảm. Khi gần tới thời kỳ thu hoạch hễ trời lạnh (nhiệt độ thấp) kết hợp với ẩm độ không khí cao sẽ làm mã quả đẹp, màu vỏ vàng cam hấp dẫn hơn.
- Ánh sáng: Cây có múi không thích hợp với ánh sáng trực tiếp, cường độ ánh sáng thích hợp nhất cho cây có múi khoảng 10.000 – 15.000 lux (tương đương với ánh sáng lúc 8 giờ sáng và 4-5 giờ chiều trong mùa nắng), cao quá sẽ làm giảm quang hợp và quả dễ bị cháy nắng.
- Nước: Cây có múi có nhu cầu về nước rất lớn, nhất là trong thời kỳ cây ra hoa và phát triển trái. Nước tưới phải có phẩm chất tốt, lượng muối không vượt quá 1,5 g/lít và không vượt quá 0,3 g Mg/lít. Mặt khác, cây có múi cũng rất mẫn cảm với điều kiện ngập nước. Trong mùa mưa, nếu mực nước ngầm trong đất cao và không thoát nước kịp, cây sẽ bị thối rễ, vàng lá và chết. Ở những vùng không có mùa đông, nắng hạn thúc đẩy cây phân hóa mầm hoa, vì vậy kiểm soát nước là một biện pháp tạo quả trái vụ.
- Đất đai: Cây có múi cần tầng canh tác tác dày 0,5-1 m, ít bị nhiễm mặn, đất thịt pha, thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình, đất tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt, màu mỡ, có hàm lượng hữu cơ cao >3%, pH thích hợp từ 5,5 – 7. pH thấp cần bón vôi để nâng cao năng suất và tuổi thọ của vườn cây. Cây có múi cần nhiều Kali hơn Nitrat vì vậy muốn có quả to, ngon ngọt và đẹp mã cần cung cấp đủ Kali. Cam quýt có biểu hiện thiếu các chất vi lượng như Zn, Bo, Fe, Mn, Mg, Ca … rất rõ trên lá. Cần cung cấp cân đối các chất vi lượng vì sự thiếu hụt các chất này dẫn đến sự giảm năng suất và phẩm chất nghiêm trọng.
KỸ THUẬT CANH TÁC
Thời vụ
Cây có múi thường được trồng vào đầu mùa mưa để đỡ công tưới, tuy nhiên cũng có thể trồng được quanh năm nếu chủ động nguồn nước tưới (nếu trồng trong mùa nắng mà đủ nước tưới cây sẽ phát triển tốt hơn và ít bị sâu bệnh tấn công).
Thiết kế vườn trồng
- Trường hợp đất mới: Áp dụng kỹ thuật đào mương lên liếp nhằm xả phèn, mặn và nâng cao tầng canh tác. Mương vườn rộng từ 1-2 m, liếp rộng 6-8 m. Cần xây dựng bờ bao để bảo vệ cây trồng, mực nước trong mương vườn nên giữ ổn định. Nên bố trí ít nhất 1 cống lấy nước và 1 bọng điều tiết nước. Khi thiết kế liếp trồng nên theo hướng Bắc-Nam, các cây sẽ nhận được ánh sáng đầy đủ và đồng đều hơn.
- Trường hợp đất cũ: Chọn vị trí mới để đắp mô trồng nhằm tránh các ổ sâu bệnh cũ và tạo môi trường tốt cho cây phát triển. Thời kỳ đầu có thể giữ cây trồng cũ để tận thu, ổn định thu nhập, che mát cho cây mới trồng và hạn chế cỏ dại.
- Trồng cây chắn gió và che mát: Cây có múi thích hợp ánh sáng tán xạ, do đó phải trồng cây che mát cho cam quít như các loại cây mãng cầu xiêm, so đũa … và trồng cây chắn gió như dừa, xoài, các loại cây lấy gỗ trên bờ bao … để hạn chế sự thiệt hại do gió bão, sự lây lan của côn trùng, mầm bệnh.
Chọn giống để trồng
- Chọn giống sinh trưởng mạnh, sạch bệnh, có nhãn hoặc giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ của các cơ quan chức năng.
- Có nhiều phương pháp nhân giống như chiết cành, ghép mắt, giâm cành.
Khoảng cách trồng
- Chanh: 3m x 4m, 4m x4 m hoặc 5m x 5m. Mật độ cây rất biến động, trong khoảng 40 – 100 cây/1.000m2, trung bình là 70 cây/1.000m2.
- Cam: 3m x 3m, 3m x 4m
- Quít: 4m x4 m, 4m x 5m
- Bưởi: 4 – 5m x 5 – 6m (tương đương mật độ trồng khoảng 35-50 cây/1000m2).
Có thể trồng dày hơn để khai thác trong những năm đầu, khi cây giao tán thì tiến hành đốn tỉa. Ngày nay nhiều vườn cây đã trồng khá dày với mục đích khai thác nhanh ở thời gian đầu và đổi giống nhanh khi có thể. Tuy nhiên cần cân nhắc vấn đề sâu bệnh do vườn quá rợp.
Chuẩn bị mô trồng và cách trồng
Chuẩn bị mô trồng
- Dùng đất tốt như đất mặt ruộng, đất bãi bồi ven sông phơi khô để đắp mô. Đắp mô trước khi trồng 2- 4 tuần.
- Đất đắp mô có thể trộn thêm tro trấu, phân chuồng hoai mục, 300 – 500 g phân hữu cơ, 200- 500g vôi, 200 – 500g phân lân, xử lý đất bằng Furadan để trừ côn trùng và vôi để ngừa bệnh.
- Mô có hình tròn, đường kính 0,6 – 1m, cao 0,2 – 0,6m.
- Giữa mô đào một hố có kích thước 0,6 x 0,6 x 0,6
Cách trồng
- Khi trồng, cho một lớp phân đã trộn với đất vào hố sao cho khi đặt bầu cây thì mặt bầu ngang bằng mặt mô.
- Dùng dao cắt đáy bầu, đặt cây con vào hốc, sau đó rạch đường xuôi từ trên xuống đáy bầu để kéo bao nilon lên và lấp đất lại, tưới nước. Trên đất thấp miệng bầu đặt cao hơn mặt liếp để sau này bồi đất lên dần dần.
- Khi đặt cây phải để xoay mắt ghép (nếu là cây ghép) hướng về chiều gió để tránh gãy nhánh.
- Sau trồng nên cắm cọc giữ chặt cây con nhằm tránh gió, mưa lung lay bộ rễ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Chú ý không được lấp đất đến vị trí mắt ghép.
- Đối với cây chiết nên tỉa bớt lá, đặt cây thẳng khi có nhiều cành bên, đặt cây nằm nghiêng một góc khoảng 45o khi có ít cành bên để cây dễ phát triển cành và tán về
Đắp mô, bồi liếp
- Trong 2 năm đầu sau khi trồng: mỗi năm bồi 1-2 lần bằng đất bùn ao, đất bãi sông phơi khô. Năm thứ ba trở đi thì bồi liếp mỗi năm 1 lần khoảng 2-3 cm nhằm cung cấp thêm dinh dưỡng, đồng thời nâng cao tầng canh tác. Có thể kết hợp với việc bón phân hữu cơ hay phân hóa học hàng năm. Chú ý không bồi sát gốc cây.
- Mực nước trong mương: cam, quít rất mẫn cảm với nước, vì vậy cần để mực nước trong mương cách mặt liếp khoảng 50 – 80 cm. Trong mùa nắng nên để nước vô ra tự nhiên để rửa phèn và tích tụ phù
Tủ gốc, giữ ẩm
- Rễ hấp thu dinh dưỡng đa số mọc cạn, mùa nắng nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng xấu đến rễ, do đó cần tủ gốc giữ ẩm bằng rơm rạ, lục bình, tủ xa gốc ít nhất 20
- Cây còn nhỏ nên làm sạch cỏ để tránh cạnh tranh dinh dưỡng, nhưng có thể trồng hoa màu để tránh đất bị xói mòn, đồng thời tăng thu nhập. Khi cây lớn có thể giữ cỏ trong vườn nhằm giữ ẩm và chống xói mòn đất, nhưng khi cỏ phát triển mạnh phải cắt bỏ bớt để tránh cạnh tranh dinh dưỡng (không xới gốc).
Cắt tỉa
- Thường xuyên cắt tỉa cành già, cành vượt, cành sâu bệnh, cành mọc từ gốc ghép để vườn cây thông thoáng, tăng khả năng quang hợp và cây phát triển cân đối đủ sức mang trái, hạn chế sâu bệnh phát triển.
Phân bón
Xu hướng canh tác tiên tiến hiện nay là sử dụng càng nhiều phân hữu cơ càng tốt khi sản xuất trái cây theo hướng sạch. Phân hữu cơ rất tốt cho cây có múi, giúp tăng tuổi thọ rất rõ cho cây. Phân hữu cơ có hàm lượng dinh dưỡng tuy thấp nhưng nó giúp cải tạo đặc tính lý hóa của đất và làm cho sự hấp thu phân hóa học tốt hơn, phân hữu cơ được bón một lần sau khi thu hoạch.
Bón phân cho cây bưởi
Tùy theo đất, giống, giai đoạn sinh trưởng và tình trạng dinh dưỡng của cây mà quyết định lượng phân bón thích hợp, cần cung cấp đầy đủ đạm, lân, kali, bổ sung thêm phân hữu cơ và vi lượng để cây đạt năng suất cao.
Phương pháp bón: Xới nhẹ xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, bề rộng của rãnh khoảng 30-40 cm, cho phân vào, lấp đất và tưới nước. Không cuốc quá sâu có thể gây đứt rễ. Cũng có thể kết hợp với bồi bùn, đắp gốc để bón phân hoặc dùng bừa răng cào lấp phân giúp hạn chế đứt rễ.
Bón phân cho cây Cam Quýt
Tùy theo đất, giống, giai đoạn sinh trưởng và tình trạng dinh dưỡng của cây mà quyết định lượng phân bón thích hợp, cần cung cấp đầy đủ đạm, lân, kali, bổ sung thêm phân hữu cơ và vi lượng để cây đạt năng suất cao.
Phương pháp bón: Cuốc rãnh xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, rãnh sâu 10-15 cm, rộng 10-20 cm cho phânvào, lấp đất và tưới nước. Khi cây giao tán có thể dùng cuốc xới nhẹ lớp đất chung quanh tán cây, bón phân và lấp đất lại, tưới nước.
Tạo quả trái vụ
- Ở vùng nóng quanh năm có hai mùa khô và mưa rõ rệt, cây họ cam quýt cảm ứng với sự khô hạn và ra hoa. Lợi dụng cảm ứng này vào lúc khô hạn, nhà vườn ngưng tới nước, rút nước trong mương, xới lớp đất mặt, cây bị thiếu nước khoảng 3 – 4 tuần tùy theo cây tốt xấu, cây lớn bé, sau đó bón một ít phân NPK và tưới nhẹ, khoảng 3 ngày sau bón thêm phân và tưới đẫm, cây phục hồi, cảm ứng sinh ra hoa. Nhiều nhà vườn ở miền tây gọi là biện pháp “xiết nước”.
- Sự cảm ứng nhiệt độ thấp vào mùa đông, tới mùa xuân cây đâm chồi và ra hoa như ở Bắc bộ thường tốt hơn cảm ứng do khô hạn.
- Quả trái vụ (biện pháp nhân tạo) có phẩm chất không bằng quả tạo ra do cảm ứng tự nhiên. Nhưng do giá cả thuận lợi nên nhiều nhà vườn vẫn thực hiện.
- Trên cây bưởi một số nông dân ở miền Tây nam bộ đã áp dụng biện pháp tỉa cành và lặt bớt lá già kết hợp với bón phân tưới nước sau khi tỉa cũng làm bưởi Năm roi ra
Chống hiện tượng ra quả cách niên
- Chọn giống tốt, cây mẹ không có hiện tượng cách niên. Muốn thế các vườn ươm giống cần theo dõi cây mẹ nhiều năm liên tục trước khi có quýt định lấy mắt ghép để nhân giống.
- Cần bón phân đầy đủ và cân đối. Các năm được mùa phải bón phân nhiều hơn để cây bớt kiệt sức sau một mùa nuôi quả dài.
- Cần chủ động tỉa bớt hoa quả ở các năm hoa quả ra quá nhiều, điều tiết tỷ lệ cành quả và cành dinh dưỡng để tăng cường số lượng cành mẹ của cành quả năm sau. Bón phân nhiều hơn.
- Phòng chống sâu bệnh và các hiện tượng thiếu dinh dưỡng để duy trì cành mẹ của cành quả được nhiều và tốt.
PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH
Sâu hại
Sâu vẽ bùa (Phyllocnistic citrella)
Gây hại ở các vườn cam quýt nhất là vườn bưởi, vườn ươm trên các lá
Thành trùng là một loại bướm nhỏ sải cánh từ 4 – 5 mm, màu trắng bạc. Bướm đẻ trứng vào gân lá và trên các đọt non, rời rạc.
Sâu non nở ra, đục lá chui vào trong làm thành các đường ngầm ngoằn ngoèo khiến lá bị quăn queo, hạn chế quang hợp. Ngoài ra, các vết thương do sâu gây ra trên lá, chồi tạo điều kiện cho bệnh loét phát triển, cây trở nên cằn cỗi.
Phòng trị:
+ Nên nuôi kiến vàng vườn sẽ ít bị nhiễm hơn.
+ Chăm sóc cây sinh trưởng tốt, thúc cây ra đọt non tập trung, mau thành thục để hạn chế được sự phá hoại của sâu.
+ Dùng các loại thuốc nội hấp như Cymbush với liều 8 ml/8 lít nước, Bi 58 0,1%, liều lượng 20 g/8 lít nước, Lannate liều lượng 20 g/8 lít nước … vào các đợt cây ra đọt non.
Sâu xanh bướm phượng (Papilio polytes, Papilio demoleus)
Có mặt ở hầu hết các vùng trồng cam, sâu khá lớn màu xanh. Loài này ăn tạp, cắn phá cả lá non lẫn lá già ở mọi lứa tuổi. Sâu ăn hết phiến lá, chỉ chừa lại gân chính. Thành trùng là loài bướm phượng màu sắc sặc sỡ, đẹp. Có thể dùng thuốc Trebon, Cypermap, …
Rầy chổng cánh (Diaphorina citri)
- Đây là đối tượng rất nguy hiểm. Rầy chổng cánh đẻ trứng trên đọt non, cả trưởng thành lẫn rầy non thường chích hút nhựa lá non, đọt non và làm lây bệnh vàng lá
- Phòng trị:
+ Kiến vàng, bọ rùa, nhện … là thiên địch của rầy này.
+ Để hạn chế cần bón phân tập trung cho cây ra đọt đều và phun thuốc diệt rầy khi cần.
+ Phun thuốc định kỳ vào các đợt ra đọt non như: Supracide 40EC với liều lượng 10 – 15 ml/8 lít nước, Polytrin 440EC với liều 8 – 15 ml/8 lít nước.
Rầy mềm
- Thường chích hút ở chồi ngọn, làm cho chồi và lá non không phát triển được, co rúm lại, đồng thời tạo điều kiện cho nấm bồ hóng cộng sinh và phát triển. Rầy mềm còn là môi giới truyền bệnh Tristeza.
- Bệnh Tristeza có triệu chứng rõ rệt nhất trên cây chanh là loại cây có múi mẫn cảm nhất: cây lùn, trái nhỏ, lá nhỏ, hơi cong giống hình muỗng, gân lá sưng, soi lá đối diện với ánh nắng thì thấy gân trong, bóc vỏ thân cây thì thấy bị rỗ (có những lỗ nhỏ như những cái gai ấn sâu vào thân cây). Dấu hiệu bệnh không lộ ra sớm để giúp nhà vườn loại bỏ cây con lúc trồng. Thường khi cây bắt đầu có quả thì triệu chứng bệnh mới lộ
- Phòng trị: Phun thuốc định kỳ vào các đợt ra đọt non như: Supracide 40EC với liều lượng 10 – 15 ml/8 lít nước, Polytrin 440EC với liều 8 – 15 ml/8 lít nước.
Bọ xít cam (Rhynchocoris humeralis)
- Thành trùng là loài bọ xít mình dẹp hình ngũ giác, dài khoảng 2 cm. Bọ xít đẻ trứng thành ổ khoảng 13 – 14 trứng xếp thành 2 – 3 hàng.
- Chúng dùng vòi chích hút dịch quả, để lại trên vỏ quả những vết u màu nâu. Theo Laville (1973) khi chích vào quả bọ xít đã truyền nấm phá hại ruột quả làm quả bị khô nước, chai sần, khó bóc vỏ, hột lép màu nâu, quả rất dễ bị rụng.
- Phòng trị: Nuôi kiến vàng. Dùng vợt bắt trưởng thành. Phun thuốc khi cần như Bi 58, Cypermap …
Ngài chích quả (Ophideres)
- Bướm đêm lớn dùng vòi cứng chích vào quả để hút dịch quả khi quả gần chín, quả sẽ bị thối và rụng.
- Phòng trị: Vệ sinh vườn, tỉa thoáng mát. Đặt bả bằng các miếng quả sắc lát trộn thuốc trừ sâu.
Câu cấu xanh (Hypomeces squamosus)
- Xuất hiện nhiều vào đầu mùa mưa, con trưởng thành đi thành từng cặp.
- Trưởng thành ăn lá, khi bị nặng lá chỉ còn lại gân chính. Chúng phá hoại nhiều loại cây như cam, điều, xoài, nhãn …
- Khi bị nặng nên phun thuốc Fastac 5EC, … phun vào xế chiều.
Ruồi đục trái (Bactrocera dorsalis Hendel)
- Ấu trùng là dòi đục trái, thành trùng là ruồi vàng, kích thước tương tự ruồi nhà.
- Ruồi dùng ngòi chích vào vỏ quả chỗ tiếp giáp giữa vỏ và ruột quả để đẻ trứng vào các trái gần chín. Giòi ăn sâu vào phía trong lam quả bị thối, dễ rụng. Chúng sẽ làm nhộng ở dưới đất.
- Phòng trị: Đặt bẫy ruồi dưới tán cây. Vệ sinh vườn, thu dọn quả rụng ngâm trong hố nước có thuốc trừ sâu để diệt giòi, rải thuốc diệt nhộng.
Xén tóc hại cam
- Gồm nhiều loài: xanh lục, nâu sẫm … Gây hại ở các vườn cam nhiều tuổi. Con trưởng thành thường xuất hiện vào đầu mùa mưa. Con cái đẻ trứng vào nách các cành nhỏ.
- Sâu non đục vào trong cành theo hướng đi lên, sau khi đục một vòng thì quay đầu đục xuống phía dưới. Cành bị chảy mủ, quyện mùn cưa ở miệng lỗ đục, cành héo, lá rụng.
- Phòng trị: Vợt diệt trưởng thành; cắt bỏ cành bị hại nặng, làm củi trước mùa vũ hóa; Tiêm thuốc trừ sâu vào lỗ đục và bít miệng lỗ đục lại.
Các loại rệp
- Rệp bông (rệp sáp giả): Planococcus lilacinus có tua sáp ngắn màu trắng như bông.
- Rệp dính: Rệp gỗ đen, rệp vảy ốc, rệp vảy ngắn …
- Rệp sáp: Pulvinaria auranti, Aonidiella aurantii.
- Các loài rệp chích hút vỏ quả làm cho vỏ quả bị chai, quả non không phát triển được và rụng, mẫu mã quả xấu.
Nhện đỏ
- Cả ấu trùng và thành trùng đều rất nhỏ màu nâu, vàng lợt hoặc trắng trong tùy loại, thường bu chích hút bên ngoài vỏ trái non (1 – 2 tháng tuổi) làm cho vỏ trái như phủ cám nên thường gọi là trái da cám, làm giảm giá trị của trái thương phẩm.
- Phòng trị: Quan sát thường xuyên sự xuất hiện của nhện trên trái, lá. Phun các thuốc đặc trị nhện đỏ như Bi 58 với liều 20g/8 lít nước, Danitol 10EC, Microthiol special 80WP, Rufast 3EC với nồng độ 1 – 3%. Tưới đẫm nước trên vườn sẽ giảm được mật số nhện, do đó không cần phun thuốc trừ nhện trong mùa mưa (cần chú ý thoát nước tốt khi tưới đẫm và mưa ngập).
Bệnh hại
Bệnh loét
- Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas citri gây ra, gây hại nhiều ở các vườn cam quýt.
- Bệnh gây hại trên cả lá, trái, cành cây. Vết bệnh lúc đầu nhỏ, trong, lõm xuống, sau loét rộng ra, cuối cùng dính chùm, sần xùi, nứt nẻ và có màu nâu vàng, xung quanh vết bệnh có quầng vàng. Trên trái non và trên cành vết bệnh có thể ăn sâu 1 – 3 mm và làm trái dễ bị rụng, nếu trái không rụng cũng bị mất giá, cây sinh trưởng yếu. Bệnh thường gây hại nặng trong mùa mưa.
- Phòng trị:
+ Cắt bỏ, tiêu hủy cành lá, trái bệnh.
+ Phun các loại thuốc gốc đồng như Copper Zine, Kasuran liều lượng 1,5 – 2% ở giai đoạn chuẩn bị đâm tược ra hoa và giai đoạn 2/3 hoa rụng cánh, phun định kỳ 2 tuần/lần.
Bệnh thối gốc chảy mủ
- Do nấm Phythopthora gây ra.
- Trên thân cây phần gần gốc bị ủng nước, thối nâu, nứt, nhựa màu vàng chảy ra từng vệt dài, sau hóa đen, bới đất lên thì thấy rễ bị thối đen, vỏ rễ dễ tuột khỏi lõi, khi cây bệnh ít rễ, rễ ngắn, lá vàng gân chính và quanh gân chính, cành bị chết ngược, cây bị chảy nhiều nhựa, tán xơ xác. Nấm cũng có thể tấn công trên quả, nhất là quả ở gần mặt đất, quả bé, bị thối nâu, dễ bị rụng. Nấm từ quả xâm nhập vào đất, vào rễ, lên thân cành, vào lá, vào quả cứ thế hình thành một vòng tuần hoàn.
- Phòng trị:
+ Chọn gốc ghép kháng bệnh như chanh Volkameriana hoặc cam ba lá.
+ Vị trí mắt ghép cao sẽ giúp cây chống bệnh tốt hơn.
+ Đất trồng phải ráo, dễ thoát nước, không tủ cỏ rác, không bồi bùn non sát gốc cây.
+ Tránh gây thương tích vùng gốc và rễ cây.
+ Theo dõi phát hiện sớm, cạo sạch vùng bệnh (cạo đến tận phần thân gỗ), bôi thuốc tím 1% hay Aliette 80BHN, Copper B, Vaselin có trộn sulphat đồng, … rải vôi và thu gom các trái bệnh.
Bệnh vàng lá gân xanh (Greening)
- Do vi khuẩn gram âm Candidatus Liberobacter asiaticus. Là bệnh gây hại nghiêm trọng nhất, lây lan nhanh do rầy chổng cánh. Gây hại nặng trên cam sành, cam mật, quýt, chanh và bưởi bị nhẹ hơn.
- Lá bị khảm, vàng lốm đốm, gân xanh cứng và uốn cong ra ngoài giống như hiện tượng thiếu kẽm, nhánh bị khô, quả nhỏ, méo mó, dễ rụng. Khi chẻ dọc trái ta thấy trái bị lệch tâm, hạt bị
- Phòng trị:
+ Loại bỏ cây nhiễm bệnh, cây ký chủ của rầy chổng cánh như nguyệt quới, dây tơ hồng.
+ Trồng cây sạch bệnh.
+ Bón phân tập trung để cây ra đọt đều, phòng trừ rầy chổng cánh, phát triển thiên địch như kiến vàng …
+ Cách ly nguồn bệnh bằng cách trồng cây chắn gió cho vườn cây cam quít.
+ Phun thuốc định kỳ vào các đợt cây ra lá non, nhất là vào đầu mùa mưa để trừ rầy như Applaud, Applaud Mipc 25%, Bassa, Trebon, …
Bệnh sẹo (ghẻ lồi)
- Tác nhân là nấm Elsinoe fawcetti, gây hại trên cả lá và trái. Ở nước ta bệnh thường gây hại trên cây chanh và tắc. Bệnh thường tấn công vào giai đoạn cây ra đọt non, trái
- Vết bệnh hình tròn, hơi nhọn, ghồ ghề, lúc đầu các vết còn rời rạc, sau nối vào nhau thành các mảng lớn. Lá, trái bị bệnh sần sùi nên bán mất giá.
- Phòng trị: Phun các loại thuốc trừ nấm như Bonanza, Tilt, Copper B vào giai đoạn cây ra lá non, trái
Bệnh thán thư
- Do nấm Collectotrichum gloeosporioides gây
- Lá non, tược có các vết bệnh úng nước màu đỏ sậm, quả có các vùng thối tròn, lõm, màu nâu đen. Bệnh thường phát triển nặng vào mùa mưa.
- Phòng trị: Vệ sinh vườn, cắt và đốt các phần bị bệnh. Phun các thuốc gốc đồng, nhất là thời kỳ hình thành quả
Bệnh thiếu dinh dưỡng
Theo Pratt (1958) biểu hiện bên ngoài của các dấu hiệu thiếu dinh dưỡng chính như sau:
- Thiếu N: Lá bị vàng, gân vàng, bản lá nhỏ lại. Triệu chứng rõ hơn trên các lá già.
- Thiếu P: Lá nhỏ lại, quả thô vỏ dày, mã quả xấu, dễ rụng.
- Thiếu K: Lá bé lại, có các đốm trắng trên bản lá và cả gân lá. Quả bé, mỏng vỏ. Năng suất giảm.
- Thiếu Ca: Trái bị nứt, rụng lá và trái
- Thiếu Mg: Quan sát lá già, lá vàng chừa lại tam giác xanh ở gốc bản lá. Cành bị chết khô, năng suất và phẩm chất quả đều giảm.
- Thiếu Bo: Chồi ngọn bị mất ưu thế, vỏ quả dày.
- Thiếu Zn: Quan sát trên chồi non thấy hiện tượng lá tai thỏ nhỏ (lá nhỏ, vàng, gân xanh, dựng đứng). Cành khô dần, quả bé, nhiều xơ, ít nước, vị nhạt.
- Thiếu Mn: Lá có các vệt vàng nhạt xen kẽ các gân bên.
- Thiếu Fe: Quan sát đọt non thấy lá vàng đều, mỏng, chóng rụng, cành nhánh bị khô và chết, toàn cây xơ xác, quả rụng nhiều.
CÁC BIỆN PHÁP TỔNG HỢP ĐỂ BẢO VỆ VƯỜN CÂY CAM QUÝT
- Tỉa cành: Cần mạnh dạn tỉa cành giúp cho vườn thông thoáng.
- Bón phân hữu cơ: Hàng năm cần bón phân hữu cơ hoai cho cây, có thể bón thêm vôi.
- Giữ cỏ trong vườn: Trồng cỏ có rễ ăn cạn, khống chế cỏ bằng cách xén trên mặt, không đào cả rễ.
- Không bón phân, tưới nước, bôi bùn non vào gốc cây. Nên giữ cỏ, rác cách gốc 20 –
- Đầu mùa mưa dùng vôi pha phèn xanh hoặc Copper Zine quét vào gốc cây, cành cây.
- Phun thuốc ngừa sâu bệnh vào giai đoạn cây ra đọt non và trái
- Phát hiện sớm cây bị bệnh vàng lá Greening và nhanh chóng loại bỏ, đồng thời phun xịt thuốc trừ rầy chổng cánh khi cây đâm tược
BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỤNG TRÁI CAM, CHANH
Sự rụng trái do 3 nguyên nhân chủ yếu là thiếu dinh dưỡng, thời tiết không thích hợp và bị sâu bệnh hại. Về cơ chế thì sự rụng trái là do một số tế bào ở cuống trái bị chết tạo thành một tầng rời.
Về nguyên nhân thiếu dinh dưỡng
Khi thiếu dinh dưỡng cây sẽ không đủ sức nuôi số trái nên phải rụng bớt đi để dồn sức nuôi một số trái còn lại.
Khắc phục nguyên nhân này tương đối dễ dàng bằng cách bón phân. Ngay sau khi thu hoạch vụ trước phải bón phân đầy đủ để cây lấy lại sức phát triển thân lá, đủ khả năng nuôi được nhiều trái về sau. Vào thời gian này nên bón thêm phân hữu cơ Powder, chú ý bón thêm đạm và lân. Có thể dùng phân DAP hoặc hỗn hợp urê với phân lân. Giai đoạn sau khi trái đã hình thành thì cần nhiều đạm và kali. Có thể bón hỗn hợp phân urê và KCl theo tỉ lệ 1:1 hoặc các phân NPK có hàm lượng đạm và kali cao. Ngoài phân bón gốc, ở giai đoạn cây đã có trái phun phân bón qua lá pHix, Organo và DS80 có đầy đủ các chất dinh dưỡng cũng có hiệu quả nhanh và rõ rệt. Cũng ở giai đoạn cây có trái non nên bổ sung chất điều hòa sinh trưởng GA hoặc NAA. Những chất này kích thích và duy trì sự tăng trưởng của tế bào nên ức chế sự hình thành tầng rời ở cuống trái, góp phần rõ rệt trong việc hạn chế rụng trái non. Trong các sản phẩm phân bón lá Organo và DS80 đã có chất axit humic như một chất điều hòa sinh trưởng tự nhiên, nếu thường xuyên sử dụng thì không cần phun thêm các chế phẩm điều hòa sinh trưởng nào khác.
Nguyên nhân do thời tiết
- Thường là bị khô hạn, giá lạnh hoặc mưa gió lớn.
- Biện pháp hạn chế khó khăn, thường áp dụng theo kinh nghiệm thực tế ở từng địa phương.
Về sâu bệnh hại
- Ở giai đoạn từ khi có trái non đến thu hoạch cần chú ý là bọ trĩ, nhện đỏ, bệnh thán thư, bệnh loét và bệnh xì mủ thân.
- Bọ trĩ, nhện đỏ và các bệnh thán thư, bệnh loét làm lá và trái non bị vàng và rụng. Bệnh xì mủ thân làm cả cây bị suy yếu, gây rụng lá và rụng trái non hàng loạt, bị nặng có thể làm chết cả cây, cần phát hiện và phòng trừ sớm. Những cây đã nhiễm bệnh vàng lá gân xanh (greening) tỉ lệ trái non bị rụng cũng rất
- Nguyên tắc chung phòng trừ sâu bệnh cho các cây có múi cũng là phải áp dụng tổng hợp các biện pháp IPM, trong đó lấy biện pháp giống tốt và chăm sóc cho cây sinh trưởng khỏe mạnh làm nền tảng, kết hợp phát hiện và phòng trừ kịp thời khi sâu bệnh phát sinh với các biện pháp và loại thuốc thích hợp. Trong việc dùng thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây có múi cần chú ý sử dụng thuốc sinh học để bảo vệ thiên địch và môi trường. Các thuốc trừ sâu sinh học hiện sử dụng chủ yếu là các chất Abamectin, Emamectin, Matrin, trừ được cả sâu và nhện hại. Đặc biệt các chế phẩm Dầu khoáng được khuyến khích sử dụng trong phương pháp IPM cho các cây có múi ở nhiều nước và nước ta. Về thuốc trừ bệnh hầu hết vẫn là thuốc hóa học. Các thuốc hóa học trừ bệnh nói chung ít độc hại, vẫn được sử dụng phổ biến. Thuốc trừ bệnh gốc sinh học sử dụng chủ yếu hiện nay là chất
THU HOẠCH
- Cây cam, quýt, bưởi từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 7-10 tháng, tùy theo giống, mùa vụ, phương pháp nhân giống, tuổi cây, tình trạng sinh trưởng, …
- Nên thu hoạch vào lúc trời mát, nắng khô ráo, thao tác nhẹ tay. Tránh thu quả lúc nắng gắt, sẽ làm các tế bào tinh dầu căng dễ vỡ. Không nên thu quả sau cơn mưa hoặc có sương mù nhiều vì quả dễ bị ẩm thối khi tồn trữ.
- Trái thu xong cần dể nơi thoáng mát, không nên tồn trữ quá 15 ngày sẽ giảm giá trị thương phẩm.